Yêu cầu đòi bồi thường cho người lao động NSW: liệu những bài đăng của tôi trên mạng xã hội có ảnh hường đến yêu cầu đòi bồi thường của tôi không

Ai cũng có quyền được đi làm và trở về nhà an toàn mỗi ngày. Nếu bạn gặp phải chấn thương hoặc đổ bệnh tại nơi làm việc thì bạn có khả năng được yêu cầu bồi thường cho người lao động để bù đắp khoản thu nhập bị mất, các chi phí y tế và hồi phục chấn thương, chi phí đào tạo khi quay trở lại công việc hay khoản đền bù một lần toàn bộ cho những chấn thương vĩnh viễn. 

Nhiều thay đổi đã diễn ra đối với những yêu cầu đòi bồi thường của người lao động trong những năm gần đây tại bang NSW. Điều này dẫn đến những khó khăn khi bạn muốn tiến hành yêu cầu đòi bồi thường cho mình. Suy cho cùng, luật đền bù người lao động và những quyền lợi của người lao động vốn đã rất khó để nắm rõ vì giữa mỗi bang và vùng lãnh thổ lại có sự khác nhau và chúng còn có thể được biết đến bằng những cái tên khác như WorkCover, CTP hay WorkSafe. Khoản đền bù và quyền lợi được hưởng sẽ thay đổi tùy thuộc vào chấn thương của bạn và bộ luật quy định về việc bồi thường cho bạn. 

Bạn cũng có thể sẽ không hiểu tại sao một phần của cuộc sống có thể ảnh hưởng đến yêu cầu đòi bồi thường người lao động của bạn hay tại sao một việc bạn làm như đăng bài lên mạng xã hội lại có thể có ý nghĩa quan trọng đối với người sử dụng lao động hoặc cơ quan bảo hiểm của bạn. 

Nếu bạn gặp chấn thương tại nơi làm việc ở bang NSW, Littles có thể giúp bạn. Bài viết này sẽ chỉ ra những hệ quả tiềm tàng của những thói quen trên mạng đối với yêu cầu đòi bồi thường người lao động của bạn.  

Những bài đăng trên mạng xã hội liệu có thể được dùng để chống lại yêu cầu đòi thường cho chấn thương cá nhân của bạn?

Nói một cách dễ hiểu thì câu trả lời là có. Người sử dụng lao động của bạn, cơ quan bảo hiểm của họ, hay những bên liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường của bạn có thể sẽ chủ động điều tra về bạn. Điều này dù đôi khi bao gồm cả việc giám sát trực tiếp, mạng xã hội cho phép họ tìm hiểu về bạn một cách dễ dàng. Hơn nữa, kể cả khi cơ quan bảo hiểm không thể truy cập vào trang mạng xã hội của bạn, bạn có thể sẽ bị yêu cầu công khai những bài đăng trên mạng xã hội trong một số trường hợp nhất định. Tại Littles, chúng tôi đã trợ giúp cho hàng ngàn người gặp chấn thương hoặc mắc bệnh nghiêm trọng được đền bù xứng đáng và chúng tôi biết rằng hầu hết khách hàng của chúng tôi đều có thiện chí. Tuy nhiên, những bài đăng trên mạng xã hội có thể dễ dàng bị cắt nghĩa sai và được dùng để chống lại bạn.  

Bạn sử dụng Facebook, Instagram, Twitter hay LinkedIn (hoặc tất cả những mạng xã hội trên)?

Đừng lo lắng, chúng tôi hiểu điều đó. Ở năm 2022 này, khi mà mọi người đều dùng điện thoại thông minh thì viêc cập nhật về cuộc sống của bạn cho gia đình và bạn bè biết dường như đã trở thành bản năng. Điều này lại càng đúng trong thời đại COVID khi mà chúng ta cần giữ liên lạc khi ở cách xa nhau. 

Vậy điều này gây bất lợi gì cho yêu cầu của bạn?

Hệ quả có thể kể đến là những hình ảnh hay câu từ không nhất quán với những ảnh hưởng từ những chấn thương thể chất hoặc tâm lý mà bạn đã chỉ ra khi được đăng lên mạng có thể làm suy yếu yêu cầu đòi thường người lao động của bạn. 

Bạn đã từng kiểm tra cài đặt bảo mật trên những ứng dụng mạng xã hội của bạn chưa? Bức ảnh chụp bạn và con bạn trên bãi biển có thể được nhìn thấy bởi nhiều người hơn bạn tưởng. Dòng trạng thái bạn viết có thế không chỉ mỗi những người thân thiết của bạn mới xem được. Không phải hành động nào trên mạng xã hội cũng riêng tư như bạn vẫn nghĩ. 

Kể cả khi bạn không phải là người hay đăng bài – hay bạn thậm chí còn không dùng mạng xã hội – bạn không nhất thiết là người đăng những bức ảnh đó. Bạn thậm chí sẽ không nhận ra rằng bạn của bạn đã lỡ tay đăng một bức ảnh có mặt bạn lên.

Vậy bài học rút ra được là gì?

Đăng bài về cuộc sống thường nhật có thể gây bất lợi với yêu cầu bồi thường của bạn, kể cả khi bạn nghĩ chúng là những bài đăng vô hại và không hề liên quan đến yêu cầu bồi thường của bạn. 

Đừng trì hoãn nữa - Hãy tìm đến dịch vụ tư vấn

Có thể thấy rõ  hệ thống đền bù cho người lao động rất phức tạp vì thế việc tìm đến dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín là rất quan trọng. Tại Littles, chúng tôi có những chuyên gia về chấn thương nơi làm việc có thể giúp bạn kiểm soát quá trình bạn hưởng những quyền lợi và sự trợ giúp chính đáng. Với Littles sát cánh bên bạn, chúng tôi đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được sự đối xử công bằng mà bạn xứng đáng có được. 

Nếu yêu cầu đòi bồi thường cho người lao động của bạn từng bị từ chối, hoặc bạn muốn hiểu về cách đòi quyền lợi để giúp đỡ bản thân và gia đình trong lúc bạn gặp chấn thương hoặc đổ bệnh, hãy liên lạc với chúng tôi để trao đổi mà không chịu bất kỳ ràng buộc nào. 

LƯU Ý: Có những giới hạn thời gian nghiêm ngặt mà bạn cần tuân thủ khi yêu cầu hoặc tranh chấp đòi bồi thường. Vì thế hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ban đầu MIỄN PHÍ. Bạn sẽ không mất bất kì chi phí nào khi nói chuyện với một trong những chuyên gia về luật bồi thường của chúng tôi. Ngay khi chúng tôi xác định được khả năng yêu cầu đòi bồi thường hoặc kháng cáo lại một quyết định về bồi thường của bạn, chúng tôi sẽ giúp bạn yêu cầu cơ quan bảo hiểm cấp quỹ để quá trình điều trị, hồi phục của bạn diễn ra một cách thuận lợi.  

Tư vấn miễn phí và không yêu cầu trả phí trước

Không chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn ban đầu MIỄN PHÍ, chúng tôi còn đảm nhiệm hầu hết những yêu cầu chi trả bảo hiểm với tiêu chí không thắng, không tính phí.  

Trưởng bộ phận nhóm NSW của chúng tôi, Jessica Cheung, là một chuyên gia trong những vụ việc đòi bồi thường cho người lao động tại bang NSW. Nếu bạn muốn yêu cầu đòi bồi thường, hãy liên hệ ngay với Jessica và đội ngũ của cô ấy để được sử dụng dich vụ tư vấn pháp lý chất lượng cao.  

Xin lưu ý rằng thông tin trên chỉ mang tính chất cung cấp thông tin chung nhất cho bạn. Bạn không nên quyết định tiến hành hoặc không tiến hành yêu cầu đòi bồi thường dựa trên cơ sở những thông tin này. Bạn cần được tư vấn pháp lý dựa trên điều kiện và hoản cảnh của riêng mình. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với Littles.  

Like? Share it with your friends.

Contact the Author

Topics

More Articles