If you have an illness or injury that you sustained at work, you may be eligible to make a workers’...
Read MoreTrong quá trình giải quyết yêu cầu chấn thương cá nhân CTP của mình, bạn hẳn đã một số lần nghe đến cụm từ “chấn thương nhẹ”. Vậy chấn thương nhẹ thực sự có nghĩa là gì?
Định nghĩa chấn thương nhẹ được quyết định bởi chẩn đoán thay vì triệu chứng, và nó không liên quan đến ảnh hưởng vật lý hay tâm lý mà chấn thương đó gây ra. Nhìn chung, người gặp phải chấn thương nhẹ có thể hồi phục nếu được chữa trị đúng cách, tự khỏi những triệu chứng hoặc nhờ vào sự giúp đỡ, và quay trở lại làm việc hoặc hoạt động bình thường khá nhanh chóng.
Có hai loại chấn thương nhẹ:
1. Chấn thương mô mềm
Những chấn thương mô mềm là những tổn thương của cơ hoăc những mô không xương khác trong cơ thể. Những chấn thương này phổ biến ở những độ tuổi khác nhau, và rất có thể bạn đã từng gặp phải một lần trong đời, ví dụ như căng cơ hoặc đau lưng. Chấn thương mô mềm thường gặp nhất sau khi gặp tai nạn là bong gân cổ (whiplash), gây cảm giác khó chịu ở cổ.
2. Chấn thương tâm lý hoặc tâm thần nhẹ
Sau một cuộc va chạm, bạn có thể gặp phải những thay đổi trong tâm trạng và hành vi của mình, hoặc cảm xúc buồn bã, lo lắng, sợ hãi, tức giận, hoặc tội lỗi, dù cho bạn có liên quan đến tai nạn hay chỉ chứng kiến nó. Những triệu chứng tâm lý này được coi là chấn thương tâm lý hoặc tâm thần nhẹ, và hầu hết mọi người có thể hồi phục trong khoảng thời gian ngắn, cho phép họ quay lại công việc hoặc hoạt động thường ngày. Mặc dù sự kéo dài của những cảm xúc này là khác nhau ở mỗi người, bằng chứng cho thấy rằng họ sẽ cảm thấy tốt hơn chỉ sau một thời gian ngắn. Nhìn chung, nếu chấn thương không phải một bệnh tâm thần được công nhận, nó sẽ được xếp vào loại chấn thương nhẹ.
Dù vậy, có hai bệnh tâm thần, đó là bệnh rối loạn điều chỉnh và rối loạn căng thẳng cấp tính, không được coi là chấn thương nhẹ vì chúng có thể được chữa trị khỏi hoàn toàn trong khoảng thời gian ngắn.
Cá nhân gặp phải chấn thương nhẹ sau khi gặp va chạm có thể có quyền được hưởng quyền lợi theo luật định để hỗ trợ quá trình hồi phục lên đến 26 tuần. Những quyền lợi này bao gồm khoản chi trả hàng tuần để hỗ trợ thu nhập, chi phí y tế, và dịch vụ chăm sóc cá nhân và gia đình.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn vẫn sẽ được hưởng các quyền lợi chữa trị và chăm sóc kể cả sau khoảng thời gian 26 tuần đầu, đặc biệt nếu chúng có lợi cho việc hồi phục. Việc này nên được bàn bạc với người chịu trách nhiệm vụ việc của công ty bảo hiểm nếu cần thiết.
Nếu bạn không đồng ý với quyết định của công ty bảo hiểm, bạn có thể yêu cầu công ty bảo hiểm xem xét lại thông qua một cuộc “xem xét nội bộ của công ty bảo hiểm” (insurer internal review). Nếu bạn muốn yêu cầu việc này, bạn phải làm điều đó trong vòng 28 ngày kể từ khi nhận được thư thông báo trách nhiệm pháp lý của công ty bảo hiểm. Bạn nên cung cấp cho công ty bảo hiểm mọi thông tin mới mà bạn có liên quan đến chấn thương.
Quy chế về CTP thường rất phức tạp và nếu bạn gặp phải chấn thương (chấn thương vật lý và/hoặc tinh thần) do tai nạn xe cơ giới, chúng tôi khuyến khích bạn tìm đến dịch vụ tư vấn pháp lý. Trưởng bộ phận NSW của chúng tôi, bà Jessica Cheung là chuyên gia được công nhận trong lĩnh vực Luật Chấn thương Cá nhân. Tùy vào yêu cầu của bạn, chúng tôi có thể đánh giá quyết định của công ty bảo hiểm thay cho bạn, yêu cầu gia hạn thời gian nộp yêu cầu xem xét nội bộ, thu thập chứng cứ y tế cho chấn thương của bạn nhằm củng cố vị thế của bạn, và sau đó phản đối lại quyết định của công ty bảo hiểm.
Nếu bạn tin bạn đã gặp phải chấn thương cá nhân và muốn được tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, hãy liên hệ với Jessica để được tư vấn hoàn toàn bảo mật mà không mất bất kỳ chi phí nào.
*Bài viết trên chỉ mang tính tham khảo.
If you have an illness or injury that you sustained at work, you may be eligible to make a workers’...
Read MoreWhat happened? Fresh from their recent merger with Energy Super and Suncorp’s superannuation business, LGIAsuper recently announced their rebranding to...
Read MoreMaaring magmula sa ibat-ibang uri ng aksidente and personal injury claims tulad ng aksidente sa sasakyan, nadulas at nahulog, o...
Read More