Bồi thường cho người lao động ở NSW: Giới thiệu về việc đánh giá Thương tật Cá nhân Toàn phần (Whole Person Impairment – WPS) – Phần 1

Khoản bồi thường một lần mà tôi được hưởng là bao nhiêu? Đây thường là câu hỏi đầu tiên mà chúng tôi nhận được từ các khách hàng. Câu trả lời là – Điều đó phụ thuộc vào mức độ WPI của bạn. Vậy, WPI là gì và nó được đánh giá như thế nào? Những nguyên tắc của việc đánh giá mức độ thương tật vĩnh viễn của bạn là gì? Tại Little Lawyers, chúng tôi sẽ phân tích điều này cho bạn và cung cấp một loạt các khuôn khổ của việc đánh giá WPI và cách các vùng cơ thể bị thương thông thường nhất được đánh giá.  


Đầu tiên, những chỉ dẫn mà tất cả các Chuyên viên Giám định Y tế được yêu cầu tuân theo nhằm đánh giá mức độ WPI của bạn là phiên bản thứ 4 được sửa đổi của Các Chỉ dẫn cho việc Đánh giá Thương tật Vĩnh viễn trong việc Bồi thường cho Người Lao động ở NSW (“NSW Workers Compensation Guidelines for the Evaluation of Permanent Impairment”). Các Chỉ dẫn áp dụng phiên bản thứ 5 của Các Hướng dẫn của Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ cho việc Đánh giá Thương tật Vĩnh viễn (thường được biết bằng tên vắn tắt là AMA5).  


Việc đánh giá thương tật vĩnh viễn có một số nguyên tắc chính yếu mà tất cả các Chuyên viên Giám định Y tế được yêu cầu xem xét và thẩm định vào ngày đánh giá:  

  1. Liệu tình trạng y tế của nguyên đơn đã đạt đến ‘Mức Cải thiện Y tế Tối đa’ (“MMI”) – chúng tôi sẽ giải thích ý nghĩa của điều này sau;  
  2. Liệu tổn thương/ tình trạng cần bồi thường của nguyên đơn có đã dẫn đến thương tật;  
  3. Liệu thương tật là vĩnh viễn hay tạm thời;  
  4. Mức độ thương tật vĩnh viễn do kết quả của việc tổn thương;  
  5. Liệu có việc xem xét hay phân chia nào được yêu cầu áp dụng do tổn thương và/hoặc các tình trạng tồn tại trước đó.  

Chuyên viên Giám định Y tế được yêu cầu thực hiện nhận định lâm sàng vào ngày đánh giá, trong lúc suy xét sự trình bày của nguyên đơn trong ngày đó, lịch sử y tế liên quan và tất cả những tài liệu sẵn có được cung cấp cho chuyên viên ấy khi đánh giá mức độ WPI.  

‘Mức Cải thiện Y tế Tối đa” là gì? 

Mức Cải thiện Y tế Tối đa (“MMI”) được xem là xảy ra khi tình trạng y tế của người lao động đã ổn định và ít khả năng sẽ chuyển biến nhiều trong năm kế tiếp dù tiếp tục có hoặc không điều trị y tế.  


Chuyên viên Giám định Y tế chỉ có thể đánh giá mức độ của thương tật ‘vĩnh viễn’ khi tình trạng đã ổn định, nếu không, việc liệu thương tật là chân chính ‘vĩnh viễn’ hay có thể chỉ ‘tạm thời’ còn nằm trong tranh luận.  


Một câu hỏi chúng tôi thường được hỏi với tư cách luật sư là “khi nào tôi sẽ được đánh giá?”. Câu trả lời là – nó phụ thuộc vào thời điểm bạn đã tận dụng hết tất cả các lựa chọn điều trị y tế. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải đợi cho đến khi bạn đã hoàn thành tất cả những kế hoạch trị liệu của bạn. Có một số liệu pháp sức khỏe liên quan sẽ ít có khả năng thay đổi mức độ thương tật của bạn (ví dụ: vật lý trị liệu), trong khi một số liệu pháp khác (ví dụ: phẫu thuật) sẽ có nhiều khả năng thay đổi mức độ thương tật của bạn.  


Hầu hết những người lao động bị thương chỉ được quyền yêu cầu bồi thường thương tật vĩnh viễn một lần cho bất kỳ thương tích nào sau 19.06.2012. Do đó, điều then chốt là bạn chỉ nhận đánh giá khi bạn đã thực hiện tất cả trị liệu được đề ra bởi bác sĩ và nhân viên y tế, nhờ đó, chúng ta có thể đánh giá chính xác mức độ WPI của bạn và tối đa hóa quyền hưởng bồi thường một lần của bạn.  


Nhằm tránh trì hoãn tiến độ yêu cầu bồi thường của bạn, là một nguyên đơn, việc quan trọng là bạn phải chủ động trong việc tìm kiếm và thực hiện trị liệu do chúng tôi không thể sắp xếp cho việc đánh giá WPI cho đến khi bạn đã đạt MMI.  


Trưởng nhóm NSW của chúng tôi, Jessica Cheung là một Chuyên gia được công nhận về Luật Thương tật Cá nhân chuyên về thương tích tại nơi làm việc. Nếu bạn tin rằng bạn đã chịu một thương tích liên quan đến do công việc và muốn được tư vấn chuyên nghiệp về pháp lý, hãy liên hệ Jessica và nhóm của cô ấy để có một cuộc thảo luận miễn phí đảm bảo được bảo mật.


Nguồn: NSW Workers Compensation: Introduction to the assessment of Whole Person Impairment (“WPI”) – Part 1 – Jessica Cheung  

Like? Share it with your friends.

Contact the Author

Topics

More Articles